Những khó khăn khi thực hiện Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu

0
285

Được ban hành vào năm 2017, Nghị quyết 42/2017/OH14 đã khắc phục nhiều hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu. Áp dụng thực tiễn, nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực. Nhưng để hoạt động xử lý nợ được hiệu quả hơn, cần phải tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc.

Tìm hiểu chung về nợ xấu

Nợ xấu luôn là vấn đề mà nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính lo ngại. Nó làm giảm lợi nhuận, giảm nguồn vốn, thậm chí ảnh hưởng đến uy tín của ngânnghị quyết 42 về xử lý nợ xấu hàng. Nợ xấu còn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, khiến nền kinh tế bị kìm hãm, chậm phát triển.

Mặt khác, nợ xấu còn gây ra nhiều chi phí phát sinh lớn. Làm hạn chế sự tăng trưởng tín dụng, dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ do nguồn cung vốn của doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu quá cao sẽ khiến nhiều ngân hàng không có vốn để thanh toán cho người gửi. Thậm chí, nó có thể khiến cho nhiều tổ chức tín dụng bị phá sản. Nhưng một điều đáng buồn, các quốc gia sẽ không bao giờ tránh khỏi tình trạng nợ xấu. 

Do vậy, phải có những biện pháp ngăn ngừa, quản lý rủi ro tín dụng nhằm hạn chế nợ xấu. Đặc biệt, với các ngân hàng thương mại, tình trạng này xảy ra rất phổ biến. Đó là lý do cho sự ra đời của nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu tại Việt Nam.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu

Quyền được thu giữ tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng

Việc áp dụng thực tế quyền thu giữ tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng theo nghị quyết 42 khá phức tạp. Theo nghị quyết, điều kiện hồ sơ thế chấp đi kèm quyền thu giữ phải có thỏa thuận về điều khoản thu giữ tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, nhiều hợp đồng thế chấp vẫn chưa có điều khoản này tại thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực.

Ngoài ra, đối với tài sản bảo đảm là nhà đất, khi thu giữ loại tài sản này, nếu họ không tự nguyện dời đi thì làm sao? Hoặc những người không phải là người thế chất sống trong nhà đất đảm bảo sẽ có cách xử lý như thế nào? Tại Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu vẫn chưa quy định cách xử lý, xử phạt.

Hạn chế trong việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn

Sau gần 1 năm Nghị quyết 42 có hiệu lực, Tòa án Nhân dân tối cao mới ban hành Nghị quyết hướng dẫn áp dụng các quy định của Nghị quyết 42. Vì vậy mà trong thực tế, vẫn chưa có vụ án nào được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Tuy nhiên, dù đã có Nghị quyết hướng dẫn nhưng việc hoàn thiện thủ tục theo yêu cầu của Tòa án lại khó khăn. Việc xác nhận xảy ra nợ xấu rất khó thực hiện do hầu hết khách hàng không chịu hợp tác để phối hợp xử lý. Ngoài ra, việc áp dụng thủ tục rút gọn đối với các tranh chấp hợp đồng tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay cũng chưa được quy định trong Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu.

Khó khăn trong tiếp cận thông tin về tình trạng tài sản bảo đảm

Hiện tại, vẫn chưa có hướng dẫn nào về cơ chế xác định tài sản nào đang áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, tài sản nào đang tranh chấp. Điều này khiến nhiều cơ quan tiến hành tố tụng hiểu sai về tài sản tranh chấp. Khi áp dụng các biện pháp xử lý tài sản theo Nghị quyết 42 sẽ gặp nhiều khó khăn.

nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu

Để chuyển nhượng tài sản bảo đảm là dự án bất động sản, tổ chức tín dụng và bên nhận chuyển nhượng phải tuân thủ quy định pháp luật về đầu tư và xử lý tài sản bảo đảm. Điều này sẽ khiến người trúng đấu giá tài sản bảo đảm là dự án bất động sản không thể đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho người nhận chuyển nhượng.

Do vậy, việc xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản đầu tư theo Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu vẫn gặp nhiều vướng mắc. Đã có nhiều văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước xem xét tháo gỡ vướng mắc. Tuy nhiên, những kiến nghị này vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.

Những vướng mắc khác của Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu

Bên cạnh đó, công tác phối hợp trong hoạt động thi hành án dân sự theo Nghị quyết 42 vẫn gặp phải hạn chế. Vì một số nguyên nhân khác nhau mà hoạt động thi hành án ngân hàng chưa thực sự hiệu quả. Dù đã có Quy chế phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Ngân hàng nhà nước. 

Ngoài ra, Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn khi đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Đồng thời, việc thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm cũng chưa được áp dụng hiệu quả.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu vào thực tiễn. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn đọc có những cái nhìn khách quan hơn về Nghị quyết này!

 

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here