[Cập nhật] Bảng phí rút tiền bằng thẻ tín dụng của các ngân hàng

0
36

Chức năng chính của thẻ tín dụng là cho phép khách hàng chi tiêu trước hoàn trả sau. Chính vì thế, nếu rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, giao dịch sẽ phát sinh một khoản phí. Vậy phí rút tiền thẻ tín dụng có cao không? Click ngay!

Rút tiền thẻ tín dụng có tốn phí không?

Khi rút tiền mặt thẻ tín dụng khách hàng phải chi trả một khoản phí. Do đó, hình thức rút tiền này được khuyến khích nên sử dụng khi bạn có nhu cầu tài chính cấp bách bởi vì phí rút tiền thẻ tín dụng tương đối cao tùy vào chính sách của mỗi ngân hàng như sau:

Phí rút tiền: Chi phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng nằm trong khoảng 1% – 4% trên tổng số tiền rút. Điều này đồng nghĩa với việc số tiền rút ra càng lớn thì mức phí phải trả càng cao. Ví dụ: khách hàng rút 3.000.000 đồng từ thẻ tín dụng thì phải trả từ 30.000 – 120.000 đồng (tùy vào quy định của ngân hàng).

Lãi suất cần trả: Khi rút tiền thẻ tín dụng, bạn phải trả số tiền lãi tương đối cao từ 20 – 40%. Trong đó, lãi suất được tính kể từ thời điểm rút đến lúc hoàn trả (gồm phí và lãi đã phát sinh). Công thức tính lãi được thực hiện như sau: Tiền lãi = Tổng số tiền mặt đã rút * lãi suất/365 * số ngày rút.

Phí rút tiền thẻ tín dụng

Khi rút tiền từ thẻ tín dụng có mất phí không?

Ví dụ: Thẻ tín dụng của bạn có mức lãi suất là 20%/năm, chi phí rút tiền mặt là 4% (áp dụng khi rút tối thiểu 100.000 VND/giao dịch), hạn hoàn trả tiền vào ngày 16/05. Nếu bạn rút 10 triệu đồng từ thẻ tín dụng vào ngày 30/04 thì có các khoản cần thanh toán sau đây:

– Tiền lãi rút tiền (từ 30/04 đến 16/05): 10.000.000 x 20%/365 x 17 = 93.150 VND

– Phí rút tiền từ thẻ tín dụng: 10.000.000 x 4% = 400.000 VND.

Tổng số nợ cần thanh toán là: 10.000.000 + 400.000 + 93.150 = 10.493.150 VND. Trong đó, phí rút tiền sẽ được ngân hàng trừ trực tiếp vào thời điểm rút tiền (30/04) và khoản tiền dư nợ gốc và lãi suất có hạn thanh toán vào ngày 16/05.

Theo chính sách của một số ngân hàng, số tiền mặt tối đa khách hàng có thể rút từ thẻ dao động trong khoảng 30 – 70% hạn mức được cung cấp. Đồng thời, một vài loại thẻ tín dụng còn quy định mức rút tiền không được vượt quá 50 – 200 triệu đồng/ngày và 20 triệu đồng /lần.

Bảng phí rút tiền thẻ tín dụng của ngân hàng

Hiện nay mọi ngân hàng đều áp dụng việc thu phí rút tiền và lãi suất cao khi khách hàng rút tiền bằng thẻ tín dụng, bạn có thể tham khảo phí rút tiền thẻ tín dụng và lãi suất của một số ngân hàng trong bảng dưới đây:

Tên ngân hàng Phí rút tiền thẻ tín dụng Lãi suất rút tiền
MB Bank 3% (rút tối thiểu 50.000 VND) 22.9 – 23.9%/năm
Techcombank 4% (rút tối thiểu 100.000 VND) 19.8 – 38.8/năm
VIB 4% (rút tối thiểu 100.000 VND) 25 – 31%/năm
ACB 4% (rút tối thiểu 100.000 VND) 20 – 32%/năm
TPBank 4.4% (rút tối thiểu 110.000 VND) 28.2%/năm
VPBank 4% (rút tối thiểu 100.000 VND) 33.48 – 47.88%/năm
OCB 4% (rút tối thiểu 100.000 VND) 33%/năm
SHB 4% (rút tối thiểu 100.000 VND) 25.9 – 29.9%/năm
HDBank 4% (rút tối thiểu 100.000 VND) 24 – 36%/năm
MSB 4% (rút tối thiểu 50.000 VND) 42 – 45%/năm
SeABank 4.4% (rút tối thiểu 110.000 VND) 30 – 34%/năm

Lưu ý: Phí rút tiền thẻ tín dụng và lãi suất thay đổi theo chính sách của từng thời kỳ. Khách hàng nên gọi đến số hotline của ngân hàng phát hành thẻ để cập nhập thông tin chính xác nhất.

Chi phí rút tiền thẻ tín dụng

Bảng chi phí rút tiền thẻ tín dụng của một số ngân hàng

Lệ phí rút tiền thẻ tín dụng và lãi suất tương đối cao vậy nên các ngân hàng chỉ khuyến khích khách hàng rút tiền khi thực sự cần thiết. Đồng thời nếu có ý định rút tiền thẻ tín dụng, bạn nên có kế hoạch tài chính để có thể thanh toán dư nợ càng nhanh chóng càng tốt.

Cần lưu ý gì khi rút tiền từ thẻ tín dụng?

Khách hàng phải hiểu rõ một số vấn đề sau nếu có ý định rút tiền mặt thẻ tín dụng:

Rút tiền hợp pháp: Ở Việt Nam có duy nhất một hình thức rút tiền từ thẻ tín dụng được nhà nước quy định là rút tiền qua máy ATM. Vì vậy, khách hàng tuyệt đối không được rút tiền bằng những hình thức khác hoặc thông qua các đơn vị trung gian nhằm đảm bảo an toàn cho tài chính của bản thân.

Các chi phí rút tiền thẻ tín dụng

Những điều cần lưu ý khi rút tiền thẻ tín dụng

Phí rút tiền thẻ tín dụng trừ vào hạn mức thẻ: Phí rút tiền sẽ được trừ trực tiếp vào hạn mức tín dụng ngay khi bạn rút tiền thành công.

Lãi suất được tính tại thời điểm rút tiền thành công: Tiền lãi rút tiền sẽ được ngân hàng tính ngay thời điểm bạn rút tiền thành công. Vậy nên, bạn nên thanh toán dư nợ càng sớm càng tốt để tránh phát sinh thêm tiền lãi.

Hạn mức rút tiền tối đa 80%: Khi rút tiền, bạn không được phép rút hết hạn mức do ngân hàng cung cấp. Tùy theo chính sách từng ngân hàng, bạn được rút cao nhất 80% hạn mức của thẻ tín dụng.

Ảnh hưởng đến uy tín tín dụng: Như đã đề cập, chức năng chính của thẻ tín dụng là chi trước – trả sau. Do đó, bạn không nên lạm dụng tính năng rút tiền mặt của thẻ thường xuyên để tránh ảnh hưởng đến uy tín tín dụng của bản thân, gây khó khăn cho các khoản vay trong tương lai.

Những chi phí rút tiền thẻ tín dụng

Rút tiền thẻ tín dụng thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng uy tín tín dụng của bạn

Lời kết

Như vậy, phí rút tiền thẻ tín dụng khá cao và đi kèm với nhiều rủi ro. Vì vậy, khách hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định rút tiền để hạn chế tình trạng dư nợ tăng đột biến dẫn đến việc mất khả năng chi trả. Nếu có nhu cầu đăng ký mở thẻ tín dụng tại MB Bank bạn có thể liên hệ trực tiếp tại quầy giao dịch hoặc thông qua số hotline 1900.54.54.26 để biết thêm thông tin chi tiết.

 

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here