Mọi điều cần biết về nợ xấu và quy định phân loại nhóm nợ

0
275

Vì một vài lý do nào đó mà bạn chưa thể thanh toán khoản vay đúng hạn cho ngân hàng hoặc các công ty tài chính. Bạn lo lắng không biết trường hợp của mình có được coi là nợ xấu hay không? Hãy theo dõi ngay bài viết sau để nắm được những quy định về các loại nợ xấu, cách phân loại nhóm nợ mới nhất hiện nay!

Khoản nợ như thế nào được coi là nợ xấu?

Những khoản nợ bị nghi ngờ về khả năng thanh toán, thu hồi vốn của chủ nợ được coi là nợ xấu; hay còn gọi là nợ khó đòi, nợ quá hạn. Hiểu đơn giản, đó là người vay không có khả năng thanh toán nợ cho bên vay khi đến hạn hoặc quá một thời gian dài.

phân loại nhóm nợ

Nợ xấu được xem là nỗi ám ảnh của mọi ngân hàng, công ty tài chính. Do vậy, bạn sẽ rất khó khăn hoặc thậm chí không thể vay vốn tại bất cứ đâu nếu bị dính nợ xấu.

Khái niệm và quy định về phân loại nhóm nợ

Phân loại nhóm nợ là qua việc căn cứ vào các tiêu chuẩn định lượng và định tính để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay, các tổ chức tín dụng sẽ phân loại khoản nợ vào các nhóm thích hợp. Theo quy định tại khoản 1, Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Tổ chức tín dụng quốc gia Việt Nam – CIC đánh giá lịch sử nợ thành 5 nhóm sau: 

  • Nhóm 1: Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (quá hạn dưới 10 ngày).
  • Nhóm 2: Nhóm nợ cần chú ý (quá hạn dưới 90 ngày).
  • Nhóm 3: Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (quá hạn từ 90 đến dưới 180 ngày).
  • Nhóm 4: Nhóm nợ nghi ngờ bị mất vốn (quá hạn từ 180 đến dưới 360 ngày).
  • Nhóm 5: Nhóm nợ có khả năng mất vốn (quá hạn trên 360 ngày).

Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1)

Những khoản nợ được đánh giá là nợ đủ tiêu chuẩn là những khoản trong hạn; đúng hạn có thể thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi. Đồng thời, nợ đủ tiêu chuẩn cũng là những khoản đã quá hạn dưới 10 ngày; đến đúng thời hạn, vẫn có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại.

Nhóm nợ xấu cần chú ý (nhóm 2)

Ngoài các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn lần đầu cũng được phân loại nhóm nợ cần chú ý. Tổ chức tín dụng cần phải có hồ sơ đánh giá về khả năng thanh toán đầy đủ nợ gốc và lãi được điều chỉnh lần đầu đúng kỳ hạn nếu đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức.

phân loại nhóm nợ

Nhóm nợ xấu dưới tiêu chuẩn (nhóm 3)

Là các khoản nợ đã quá hạn từ 90 đến dưới 180 ngày; nợ được miễn hoặc giảm do khách hàng không đủ khả năng trả lãi. Ngoài ra, nhóm nợ xấu dưới tiêu chuẩn cũng bao gồm nợ cơ cấu lại thời hạn trả lần đầu quá hạn dưới 30 ngày; nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nhóm nợ xấu nghi ngờ bị mất vốn (nhóm 4)

Tương tự, phân loại nhóm nợ xấu nghi ngờ gồm các khoản nợ quá hạn từ 180 đến dưới 360 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả lần đầu quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày theo. Đồng thời, nợ cơ cấu lại  thời hạn trả lần hai quá hạn dưới 30 ngày cũng là nợ xấu nghi ngờ bị mất vốn.

Nhóm nợ xấu có khả năng mất vốn (nhóm 5)

Để phân loại nhóm nợ này, CIC đã dựa trên các tiêu chí sau:

  • Nợ quá hạn trên 360 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên.
  • Nợ cơ cấu lại thời hạn trả lần hai quá hạn trên 30 ngày và nợ (cả chưa quá hạn hoặc đã quá hạn) cơ cấu lại thời hạn trả lần ba.

Phát sinh nợ xấu do đâu?

Khi vay tiền tại các tổ chức tín dụng, thông tin về khoản vay của mọi đối tượng khách hàng sẽ được CIC tổng hợp thành một hệ thống cơ sở dữ liệu. Hệ thống này sẽ phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân, để các tổ chức tín dụng biết rằng khách hàng của mình có đang mắc nhóm nợ xấu nào không. Những nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người rơi vào trường hợp nợ xấu như:

phân loại nhóm nợ

  • Không kiểm soát chặt chẽ cách sử dụng thẻ tín dụng, dẫn tới khi đến hạn thanh toán nhưng khách hàng không đủ khả năng trả nợ.
  • Đứng ra vay vốn đỡ người khác bằng thông tin cá nhân của mình, tuy nhiên khi đến hạn, người vay lại không thể thanh toán khoản nợ. 
  • Không nhớ hạn trả nợ hoặc đến hạn nhưng quên không thanh toán; hoặc không kịp thanh toán do nhiều nguyên do. 
  • Sử dụng thẻ thấu chi của các ngân hàng theo lương, nhưng khi đến kỳ lại không thể thanh toán do chi tiêu vượt mức khiến số tiền trong tài khoản không đủ để trả nợ. 
  • Do xảy ra một số sự cố không mong muốn, bất khả kháng như tai nạn, ốm đau, bệnh tật…

Qua đó, để tránh rơi vào nhóm nợ xấu, bạn nên xem xét kỹ khả năng chi trả khoản nợ của mình trước khi vay vốn. Bạn có thể sử dụng khả năng thanh toán tự động của ngân hàng để tránh trường hợp vì quá bận rộn mà quên các khoản vay. Ngoài ra, nếu đến mất khả năng trả nợ, bạn cũng có thể liên hệ với ngân hàng để tìm ra cách giải quyết phù hợp.

Trên đây là những chia sẻ bổ ích về phân loại nhóm nợ và các vấn đề liên quan đến nợ xấu. Hãy tính toán, cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định vay vốn để tránh trường hợp rơi vào nợ xấu nhé!

 

 

 

 

 

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here