Những điều chỉnh trong Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng hiện nay

0
261

Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với thị trường tài chính. Ảnh hưởng trực tiếp đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi và bổ sung 2017 đã góp một phần tạo ra khung pháp lý ổn định trên thị trường này. Dưới đây là tổng hợp những điểm cần lưu ý đối với luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Tổ chức tín dụng là gì?

Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp thực hiện một hoặc một số hay tất cả các hoạt động trong ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm 4 loại hình: ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và bao gồm cả quỹ tín dụng nhân dân. (Khoản 1 Điều 4 nằm trong  Luật Các tổ chức tín dụng)

luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng

  • Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng cho phép thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng
  • Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình được thực hiện một hay một số hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.
  • Quỹ tín dụng nhân dân là một tổ chức tín dụng do các pháp nhân hay cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập. Dưới hình thức một hợp tác xã để thực hiện những hoạt động ngân hàng theo đúng quy định nhằm mục đích chủ yếu là hỗ trợ phát triển sản xuất và kinh doanh hay trong đời sống.
  • Tổ chức tài chính vi mô còn gọi là loại hình tổ chức tín dụng, chủ yếu nhằm thực hiện một số hoạt động ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của các cá nhân hay hộ gia đình có thu nhập thấp và những doanh nghiệp siêu nhỏ.

Các đối tượng được phép vay vượt giới hạn

Khách hàng có thể đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng, không có nợ xấu trong vòng 03 năm gần nhất, liền trước ngay năm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn. Có hệ số nợ cần trả không vượt quá ba lần vốn chủ sở hữu, được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc năm. Tại thời điểm sát nhất với thời điểm đề nghị được cấp tín dụng vượt giới hạn

Khách hàng có nhu cầu vay vốn để thực hiện những dự án, phương án sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế và xã hội như: Triển khai những dự án, đề xuất ý nghĩa kinh tế – xã hội quan trọng, những chương trình, dự án Quốc hội hay Thủ tướng Chính phủ quyết định đưa ra chủ trương đầu tư…

luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng

Không có tư cách pháp nhân không được vay vốn

Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, chủ thể tham gia dân sự chỉ bao gồm đối tượng pháp nhân hoặc cá nhân. Theo khoản 3 Điều 2 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN, khách hàng vay vốn ở những tổ chức tín dụng phải là pháp nhân hoặc cá nhân.

Như vậy, những đối tượng không phải là pháp nhân như: Những hộ gia đình, tổ hợp tác, các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân. Thì không đủ tư cách là chủ thể để vay vốn ở các tổ chức tín dụng.

Trường hợp vay để phục vụ hoạt động kinh doanh và hoạt động khác, khách hàng vay là cá nhân được vay để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của chính cá nhân đó. Nhu cầu vốn của các hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà có cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh hay chủ doanh nghiệp tư nhân.

luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng

Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng  xử lý nợ xấu như thế nào?

Theo quy định hiện hành tại Nghị quyết 42/2017/QH14 các tổ chức tín dụng được phép bán nợ xấu dưới những hình thức như sau:

Tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu hay bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của những khoản nợ xấu công khai, minh bạch, đúng theo quy định của pháp luật; có giá bán phù hợp với giá cả thị trường, có thể có giá cao hơn hoặc thấp hơn số dư nợ gốc của khoản nợ.

Ngoài ra, những tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thì có quyền thu giữ những tài sản để bảo đảm khoản nợ xấu đã cam kết của bên bảo đảm. Bên giữ tài sản phải bảo đảm của khoản nợ xấu phải đáp ứng một số điều kiện cần thiết như: Hợp đồng bảo đảm có những thỏa thuận về việc thu giữ tài sản bảo đảm, và tài sản bảo đảm không phải là dạng tài sản đang tranh chấp…

Những trường hợp ngân hàng bị đặt vào trường hợp kiểm soát đặc biệt

Theo khoản 1 Điều 146 của Luật các Tổ chức tín dụng, kiểm soát đặc biệt là một hình thức tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp từ phía Ngân hàng Nhà nước. Do có những nguy cơ mất đi khả năng chi trả và mất khả năng thanh toán.

Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét, đặt những tổ chức tín dụng này vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Khi các tổ chức tín dụng này lâm vào một trong các trường hợp dưới đây:

  • Có nguy cơ bị mất đi khả năng chi trả
  • Nợ không có khả năng được thu hồi có nguy cơ cao dẫn đến mất khả năng thanh toán;
  • Trong hai năm liên tục bị xếp vào loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hiện hành;
  • Khi số lượng lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng bị lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ. Và những quỹ dự trữ được ghi trong báo cáo tài chính theo quy định đã được kiểm toán gần nhất;
  • Không duy trì được mức tỷ lệ an toàn đối với vốn tối thiểu 8% trong thời gian một năm liên tục hay tỷ lệ an toàn có vốn tối thiểu thấp hơn 4% ở trong thời hạn 06 tháng liên tục. 

Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn một số điểm đáng lưu ý của luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng theo luật hiện hành. Các bạn hãy tận dụng những điểm lưu ý trên để vận hành về luật tổ chức tín dụng thật tốt nhé.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here