Hướng dẫn cách kiểm tra card màn hình có bị lỗi không

0
583

Card màn hình hay còn có cái tên khác là card đồ họa, là một trong những bộ phận phần cứng không thể thiếu của máy tính hiện đại. Nhiệm vụ của chúng là chỉnh sửa các thông số liên quan đến hình ảnh như: màu sắc, độ phân giải,… để máy tính hiển thị đẹp mắt hơn. Tuy nhiên, dù bạn dùng PC hay laptop đều không thể tránh khỏi một số lỗi liên quan đến card màn hình mà không phải ai cũng biết rõ. Vậy làm cách gì để kiểm tra card màn hình có bị lỗi? Cùng tìm hiểu rõ những cách làm đơn giản dưới đây.

Các loại card màn hình thông dụng hiện nay

Bạn muốn kiểm tra card màn hình có bị lỗi không thì cần hiểu rõ một vài đặc trưng cơ bản về bộ phận này. Hiện nay, trên thị trường, có 2 loại card đồ họa màn hình bao gồm:

– Card onboard: Loại card đồ họa này được tích hợp sẵn trong CPU máy tính, laptop. Chúng phù hợp với những ai dùng máy tính để làm những việc đơn giản, không cần cấu hình cao như soạn thảo, nghe nhạc, đánh văn bản hay chơi các tựa game nhẹ.

Các loại card màn hình thông dụng hiện nay

– Card rời: Đây là loại card đồ họa cao cấp, bạn phải mua riêng từ bên ngoài rồi gắn ngoài trên CPU máy tính. Còn một số dòng laptop thì nó sẽ tích hợp thêm vào hệ thống. Ưu thế của card rời so với card onboard là hiệu năng cao hơn, phù hợp với các nhà thiết kế thường xuyên sử dụng các phần mềm đồ họa nặng, cấu hình khủng như Autocad, 3DS Max,… hoặc các game thủ cần cấu hình đỉnh cấp.

Kiểm tra tên card màn hình dùng Directx Diagnostic Tool

Sau khi tìm hiểu rõ về việc máy tính/laptop của mình dùng loại card trong hay card rời, bạn kiểm tra card màn hình có bị lỗi hay không thông qua việc sử dụng Directx Diagnostic Tool.

Đây là phần mềm nhỏ có sẵn trong Windows, giúp bạn xem xét card đồ họa, đồng thời, tra cứu nhiều thông số khác như CPU, RAM, Driver,… Vậy kiểm tra card bằng phần mềm này như thế nào? Cùng tham khảo các bước tiến hành sau đây:

Bước 1: Ấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại lên. Sau đó, gõ “dxdiag”, chọn OK.

Bước 2: Ấn vào tab Display, xem chữ “Name” ở vị trí đầu tiên để xác định tên card màn hình của máy.

  • Nếu tên là Intel ® HD thì máy tính chỉ có card onboard.
  • Nếu tên là NVIDIA, AMD,… thì đó là card rời.

Cách kiểm tra card màn hình có bị lỗi hay không

Có khá nhiều biểu hiện của việc card màn hình bị lỗi, hư hỏng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn nên đưa máy tính đến cửa hàng laptop uy tín để sửa chữa. Một số lỗi card phổ biến có thể kể đến như:

  • Laptop lên nguồn, quạt nguồn quay, đèn sáng nhưng không có hình ảnh hiển thị.
  • Màn hình laptop xuất hiện sọc ngang, đốm, sọc dọc, hình ảnh nhòe, giật cục.
Cách kiểm tra card màn hình có bị lỗi hay không
Cách kiểm tra card màn hình có bị lỗi hay không
  • Khi mở các ứng dụng laptop nặng, máy tự động tắt ngang hoặc tắt luôn nguồn.
  • Vào Win nhận ra card VGA là Dump xanh.
  • Macbook thì treo táo trắng xóa màn hình.
  • Một số dòng máy sẽ có báo hiệu tiếng bíp to đùng.
  • Laptop khởi động bị đơ, chậm, lúc lên lúc không.
  • Máy tính được khởi động nhưng máy nhanh nóng, hay bị tắt ngang, tự tắt đột ngột.

Nguyên nhân gây lỗi card màn hình và cách khắc phục:

  • Do nhà sản xuất
  • Tùy vào từng loại card đồ họa mà hiệu suất, tuổi thọ, tản nhiệt khác nhau.
  • Do sử dụng card màn hình đến giới hạn cho phép rồi, sẽ xuất hiện dấu hiệu hỏng hóc. Đối với 3 nguyên nhân này thì bạn bắt buộc phải thay mới card đồ họa khác.
  • “Gà mờ công nghệ” lắp card hoặc cài đặt không đúng cách. Kiểm tra lại chân cắm, vệ sinh sạch rồi đổi khe khác, thử lại xem sao.
  • Các chữ và folder không theo trật tự thì do driver không phù hợp với card màn hình bạn thay thế. Trường hợp này, bạn nên chọn lựa và cài đặt lại driver phù hợp bằng cách lên website của hãng tải về.

Hi vọng, với những thông tin chi tiết trên đây, bạn có thể hiểu rõ về card màn hình và cách kiểm tra card màn hình có bị lỗi không. Căn cứ vào từng nguyên nhân, dấu hiệu “bệnh” mà “bắt bệnh” và “chữa bệnh” đúng đắn. Nếu bạn là “gà mờ công nghệ”, tốt nhất hãy tìm đến cơ sở sửa chữa máy tính, laptop uy tín để họ hỗ trợ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here